Chi tiết tin - tin tức sự kiện - Sở Ngoại Vụ
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU ▼
- CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Văn bản sở ban hành, tiếp nhận
- Hồ sơ công việc
- Thông tin phục vụ công chức
- Thực hiện nhiêm vụ UBND tỉnh giao
- Thư điện tử công vụ
- Văn bản QPPL
- Điều ước quốc tế
- CƠ SỞ DỮ LIỆU ▼
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Hợp tác quốc tế
- Biên giới, biển đảo
- Thông tin đối ngoại
- Công tác PCP nước ngoài
- Lễ tân đối ngoại
- Hành lang kinh tế Đông - Tây
- Công tác lãnh sự
- Người VN ở nước ngoài
- Đối ngoại nhân dân
- Đảng, Đoàn thể
- Cải cách hành chính
Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu Đề án “Hợp tác triển khai Hành lang kinh tế Quảng Trị (Việt Nam) - Salavan (Lào) - Ubon Ratchathani (Thái Lan)”
Việc nghiên cứu tuyến hành lang kinh tế mới kết nối các tỉnh Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani là bước đi trước đón đầu và có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các chương trình hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị với các địa phương của Lào và Thái Lan trong thời gian tới.
Chiều ngày 14/05/2024, tại Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Viện nghiên cứu Phát triển bền vững vùng tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu Đề án “Hợp tác triển khai hành lang kinh tế Quảng Trị (Việt Nam) - Salavan (Lào) - Ubon Ratchathani (Thái Lan)”. Đồng chí Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành, địa phương cùng các doanh nghiệp trong tỉnh. Về phía đơn vị nghiên cứu Đề án có TS Đỗ Tá Khánh - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng; TS Trần Toàn Thắng - Chủ nhiệm Đề án, Trưởng Ban Quốc tế, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng.
Ảnh: Đồng chí Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc hội thảo (Nguồn: PV Minh Đức - Báo Quảng Trị)
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Hoàng Nam nhấn mạnh: Quảng Trị là địa phương nằm ở trung tâm ngã ba Đông Dương, theo trục dọc tiếp giáp vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung và theo trục ngang là điểm đầu tiên tiếp giáp vùng biển Thái Bình Dương trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và là địa phương làm cầu nối quan trọng trong chiến lược liên vùng nội địa và liên vùng quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến Hành lang kinh tế PARA-EWEC được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh. chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tại hội thảo, TS. Trần Toàn Thắng - Chủ nhiệm đề án đã trình bày một số nội dung liên quan đến kết quả nghiên cứu Đề án “Hợp tác triển khai hành lang kinh tế Quảng Trị (Việt Nam) - Salavan (Lào) - Ubon Ratchathani (Thái Lan)” bao gồm bốn nội dung chính: Khung lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển hành lang kinh tế; Thực trạng phát triển tuyến hành lang PARA-EWEC; Ảnh hưởng của bối cảnh trong và ngoài nước. Từ đó, đưa ra quan điểm và định hướng, giải pháp, chính sách nhằm phát triển Hành lang kinh tế PARA-EWEC.
Ảnh: TS. Trần Toàn Thắng trình bày kết quả nghiên cứu đề án (Nguồn: PV Minh Đức - Báo Quảng Trị)
Hội thảo cũng ghi nhận sự quan tâm sâu sắc, thảo luận, phân tích, đánh giá các nội dung đề án từ phía các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan. Các tham luận được chuẩn bị công phu, khoa học, tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng của Hành lang kinh tế PARA-EWEC; những triển vọng hợp tác, tiềm năng phát triển và thách thức xuất phát từ Hành lang kinh tế PARA-EWEC trong thời gian tới. Thông qua đó, đưa ra được một chiến lược cụ thể, định hướng phát triển các cực tăng trưởng, giải pháp nguồn lực nhằm hiện thực hóa hiệu quả và đồng bộ.
Ảnh: Các Sở, Ban ngành và đơn vị liên quan trình bày tham luận tại hội thảo (Nguồn: PV Minh Đức - Báo Quảng Trị)
Tổng kết hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đánh giá cao các nhiệm vụ, lộ trình cụ thể mà Báo cáo đề án đã đưa ra, định hướng phấn đấu đến năm 20250, PARA-EWEC trở thành Hành lang có mô hình tổ chức không gian phát triển hiệu quả, bao trùm, bền vững; hình thành một số vùng sản xuất tập trung, trung tâm kinh tế, đô thị động lực, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ; Các khu vực dọc Hành lang phát triển hài hòa, bền vững, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương; Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới tương đối đồng bộ, giàu bản sắc, xanh, hiện đại, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới quốc gia và quốc tế; khu vực nông thôn dọc Hành lang phát triển, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa; Môi trường sinh thái được bảo vệ.
Ngoài ra, để khai thác hiệu quả vai trò của PARA-EWEC trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến tại hội thảo để hoàn thiện đề án, cập nhật số liệu, nâng tầm quy mô, góp phần thu hút sự quan tâm của các quốc gia và tổ chức quốc tế. Về phía tỉnh Quảng Trị, cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước; chủ động nghiên cứu các cơ chế, hình thức hợp tác khai thác tiềm năng thế mạnh của Hành lang song song với Hành lang kinh tế Đông - Tây (PARA-EWEC) kết nối Quảng Trị - Salavan - Champasak và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan; tăng cường công tác truyền thông để quảng bá và thu hút sự quan tâm của các tổ chức kinh tế, nhà đầu tư; huy động, lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối với các tuyến giao thông trọng điểm quốc gia đi qua địa bàn tỉnh Quảng Trị; sớm hoàn thiện xây dựng Khu tinh tế giữa hai tỉnh Quảng Trị - Salavan và Đề án Hợp tác triển khai hành lang kinh tế PARA-EWEC.
Nguồn: BGLS
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn