Chi tiết tin - tin tức sự kiện - Sở Ngoại Vụ
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU ▼
- CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Văn bản sở ban hành, tiếp nhận
- Hồ sơ công việc
- Thông tin phục vụ công chức
- Thực hiện nhiêm vụ UBND tỉnh giao
- Thư điện tử công vụ
- Văn bản QPPL
- Điều ước quốc tế
- CƠ SỞ DỮ LIỆU ▼
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Hợp tác quốc tế
- Biên giới, biển đảo
- Thông tin đối ngoại
- Công tác PCP nước ngoài
- Lễ tân đối ngoại
- Hành lang kinh tế Đông - Tây
- Công tác lãnh sự
- Người VN ở nước ngoài
- Đối ngoại nhân dân
- Đảng, Đoàn thể
- Cải cách hành chính
Phát triển chuỗi cung ứng cà phê bền vững
Những ngày đầu tháng 11 năm 2021, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị trở nên tấp nập, nhộn nhịp hơn ngày thường. Cà phê Arabica chuẩn bị vào giai đoạn thu hoạch cao điểm. Năm nay hứa hẹn một vụ mùa nhiều khởi sắc; cà phê chín rộ và giá cao hơn so với mọi năm.
“Cà sắp chín rồi. Khi mô doanh nghiệp Hội An ký hợp đồng thu mua rứa hè?”. Đây là câu hỏi thường nhật của Hồ Văn Số – trưởng nhóm nông dân người Bru-Vân Kiều tại thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng, dành cho các nhân viên MCNV trong mỗi lần gặp. Nhóm nông dân thôn Xa Ry là một trong các nhóm đã tham gia liên kết với Công ty Hội An Roastery và đơn vị chế biến tại địa phương (Cơ sở chế biến cà phê nông hộ Lê Ngọc Trịnh) tại xã Hướng Phùng từ ba năm qua, dưới sự hỗ trợ kết nối và thúc đẩy hợp tác kinh doanh của MCNV. Qua nhiều sóng gió, thăng trầm, mối quan hệ hợp tác liên kết giữa các bên ngày càng bền chặt, củng cố thêm niềm tin về một hành trình phát triển chuỗi cung ứng cà phê bền vững.
Những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid, đặc biệt từ năm 2019 đến 2020, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng cà phê đã được thiết lập và củng cố trong những năm qua. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh mới và tìm kiếm các nguồn lực phát triển. MCNV hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài trợ của Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD) thông qua đề xuất dự án “Thúc đẩy liên kết sản xuất cà phê Arabica nông-lâm kết hợp giữa Công ty TNHH Hoi An Roastery (HAR) và nông dân tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam”. Mục đích của dự án nhằm tăng cường thực hiện phương thức sản xuất theo hợp đồng (contract farming) và sản xuất cà phê có chứng nhận nhằm cải thiện chuỗi cung ứng, góp phần vào sự phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Quảng Trị. Năm 2021 đánh dấu bước ngoặt lớn với sự tham gia Chương trình Chứng nhận Rainforest Alliance (RA) trong giai đoạn 2021- 2025 với tầm nhìn đến năm 2030. Nếu thực hiện một cách đầy đủ, Chương trình sẽ mang lại thu nhập tốt hơn cho người sản xuất cà phê, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, và giải quyết nhiều vấn đề lớn về mặt xã hội, môi trường, năng suất và chất lượng…
Trước đây, khi chưa tham gia với doanh nghiệp, phần lớn bà con nông dân, cả người bản lẫn người Kinh, bán cà phê cho thương lái, đại lý thu mua tại thôn”, chị Hồ Thị Nương, thành viên nhóm Xa Ry chia sẻ. “Họ mua mấy thì mình bán mấy, vì bà con không biết bán cho ai”. Hiện tượng “tranh mua, tranh bán” diễn ra phổ biến trên địa bàn. Khả năng, mức độ và cơ hội tiếp cận thị trường của người nông dân rất hạn chế dẫn đến việc thu hái ồ ạt, không đảm bảo chất lượng cà phê chế biến, và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng của cây cà phê những năm tiếp theo. Trong một vòng tròn luẩn quẩn mà không thể xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc, câu chuyện về giá bán, năng suất, sản lượng, đầu tư mua phân bón, kỹ thuật và khả năng canh tác… luôn là nỗi lo thường trực đối với người nông dân trồng cà phê. Việc mua nợ phân bón và trả nợ bằng tiền bán cà phê quả tươi dẫn đến tình trạng người nông dân lệ thuộc hầu như hoàn toàn vào các đại lý vừa thu mua cà phê, vừa cung cấp phân bón.
“Sau khi tham gia liên kết, bà con bán cà cho doanh nghiệp với yêu cầu hái chọn, chất lượng tốt hơn và giá hợp đồng cũng cao hơn so với thị trường. Các nhóm có quyền thương thảo hợp đồng trước khi ký kết. Bà con được thanh toán tiền kịp thời và trả nợ mua phân bón trước đây dần dần nên cũng đỡ”. Những năm về sau, nhiều nông dân tham gia hợp tác liên kết đã bắt đầu thay đổi phương cách đầu tư trên vườn cà phê. Anh Số bổ sung: “Như tôi đây, năm 2020 đã bắt đầu chặt bỏ cây già, cho năng suất thấp và tập trung đầu tư khoảng hai nghìn cây trên một héc-ta. Thà làm ít mà chất lượng thì tốt hơn làm nhiều. Như vậy sẽ đầu tư ít tiền phân hơn, ngoài ra tôi còn trồng thêm các cây khác như cây tiêu để có thêm thu nhập khác mà lại che bóng tốt cho cây cà phê”.
Trong tháng 10 năm 2021, MCNV tổ chức các đợt tập huấn, giới thiệu tổng quan về Chương trình chứng nhận Rainforest Alliance và các tiêu chuẩn cần tuân thủ. “Ban đầu bà con thấy rất khó khăn vì có rất nhiều yêu cầu trong khi bà con chưa quen với việc phải ghi chép nhật ký nông hộ, theo dõi vườn…”, anh Võ Chánh Thi ở thôn Đại Độ bày tỏ. “Nhưng rõ ràng có rất nhiều lợi ích cho bà con. Chưa kể đến việc cải thiện chất lượng và sản lượng, khi tham gia thì các nhóm hoàn toàn an tâm về vấn đề cung ứng cà phê với giá cao và ổn định. Ngoài việc mua cà phê giá cao hơn so với thị trường, doanh nghiệp sẽ trả thêm cho bà con một ‘khoản chênh lệch’ khi tham gia Chương trình chứng nhận”.
Tham gia liên kết niên vụ 2021 có 7 nhóm nông dân với tổng số thành viên trên 50 người, trong đó gần 40% là người dân tộc thiểu số. Hợp đồng giữa các bên đang được ký kết, theo đó các nhóm nông dân đáp ứng được chất lượng và khối lượng cà phê quả tươi mà doanh nghiệp yêu cầu thì được hưởng mức giá chênh lệch cao hơn nhiều so với giá thị trường. MCNV đóng vai trò xúc tiến, hỗ trợ, tư vấn và giám sát toàn bộ quá trình, bao gồm: thành lập nhóm và nâng cao năng lực quản lý nhóm, thương thảo và ký kết hợp đồng, hoạt động cung ứng và chế biến cà phê, ghi chép sổ sách, quản lý chất lượng, xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá… Bên cạnh đó, MCNV đã kết nối với ngân hàng tại địa phương hỗ trợ mở tài khoản cá nhân cho các thành viên nhóm để tiếp nhận tiền thanh toán từ doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch và kịp thời.
Với niềm tin thành công, niên vụ 2021 sẽ là bước đệm quan trọng đầu tiên trong hành trình tham gia Chương trình Chứng nhận Rainforest Alliance. Tất cả dường như mới bắt đầu…
Nguồn tin: MCNV
Những tin mới hơn
-
Tổ chức Plan International Việt Nam hỗ trợ 200 máy điện thoại thông minh cho chương trình “Sóng và Máy tính cho em”
(09-11-2021) -
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị thăm và làm việc với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Hà Nội về dự án Trung tâm Bảo trợ xã hội và Phục hồi chức năng cho người khuyết tật tỉnh Quảng Trị”
(07-11-2021)
Những tin cũ hơn
-
Hội thảo Khởi động dự án “Phục hồi sau lũ lụt tại Quảng Trị”
(24-10-2021) -
Trao tặng máy tính bảng do tổ chức Medipeace (Hàn Quốc) hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và khuyết tật
(18-10-2021) -
Giám đốc Sở Ngoại vụ dự trao học bổng của tổ chức Cây Hòa bình Việt Nam (PTVN) cho các em học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
(15-10-2021) -
UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt Dự án “Tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho người khuyết tật tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2021 - 2024” do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ
(12-10-2021) -
Nhanh chóng thu gom và vận chuyển quả bom 500 – LB GPLD MK82 về nơi tập kết an toàn
(11-10-2021) -
Nhanh chóng thu gom và vận chuyển quả bom 500 – LB GPLD MK82 về nơi tập kết an toàn
(11-10-2021) -
Giám đốc Sở Ngoại vụ họp trực tuyến với tổ chức World Vision International tại Việt Nam
(11-10-2021)