Chi tiết tin - tin tức sự kiện - Sở Ngoại Vụ
- HOME
- ABOUT US ▼
- OVERSEA VIETNAMESE
- Văn bản sở ban hành, tiếp nhận
- Hồ sơ công việc
- Thông tin phục vụ công chức
- Thực hiện nhiêm vụ UBND tỉnh giao
- Thư điện tử công vụ
- Văn bản QPPL
- Điều ước quốc tế
- DATABASE ▼
- NEWS
- Hợp tác quốc tế
- Biên giới, biển đảo
- Thông tin đối ngoại
- Công tác PCP nước ngoài
- Lễ tân đối ngoại
- Hành lang kinh tế Đông - Tây
- Công tác lãnh sự
- Người VN ở nước ngoài
- Đối ngoại nhân dân
- Đảng, Đoàn thể
- Cải cách hành chính
Khát vọng hòa bình và phát triển trên vùng đất lửa
Những ngày tháng Bảy này, trong lòng người Quảng Trị đang thắp sáng lên ngọn lửa về lòng nhân ái, tình yêu và ước nguyện hòa bình cho quê hương, đất nước và nhân loại, với Lễ hội Vì Hòa Bình mang tầm quốc gia, quốc tế - là kết tinh của những nỗ lực không ngừng trên hành trình kiếm tìm, khẳng định và tôn vinh giá trị của truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc và nhân loại.
Suốt chiều dài lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao truyền thống hòa hiếu, nhân nghĩa và yêu chuộng hòa bình. Từ thời nhà Lý chống quân Tống xâm lược, khi nhiều tướng giặc bị bắt, rơi vào thế cùng quẫn và Nhà Tống buộc phải rút quân, ông cha ta đã “thế đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho kẻ bại trận về nước, để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng.
Vượt trên cả ranh giới lịch sử, các truyền thuyết kinh điển với hình tượng Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời, hay vua Lê Lợi trả lại gươm cho Rùa thần trong sự tích Hồ Gươm, thể hiện ước nguyện độc lập, hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ; đó cũng chính là khát vọng muôn đời của người dân đất Việt.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, với khát vọng tột cùng là độc lập, hòa bình và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, cả dân tộc đã trải qua một hành trình đấu tranh kiên cường, luôn được tiếp sức và tiếp nối qua nhiều thế hệ. Hiệp định Gieneve (Thụy Sỹ) về đình chỉ chiến tranh và khôi phục hòa bình ở Đông Dương, rồi đến Hiệp định (Paris) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam là những minh chứng cho khát vọng hòa bình của toàn dân tộc Việt Nam.
Mảnh đất Quảng Trị, vốn giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, nơi gánh chịu nỗi đau chia cắt hai miền đất nước trong nhiều thập kỷ, ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc chiến tranh. Vươn mình lớn dậy và khởi sắc trên tro tàn đổ nát của chiến tranh, Quảng Trị đã nỗ lực không ngừng cho quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin với các đối tác, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Khởi đầu của hành trình hàn gắn, sau khi kết thúc chiến tranh, là các hoạt động ngoại giao nhân dân, thông qua hợp tác quốc tế với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực rà phá bom mìn và hỗ trợ phát triển. Từ những năm 1990, ngay khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, tỉnh Quảng Trị bắt đầu hợp tác với Tổ chức phi chính phủ đầu tiên là PeaceTrees Viet Nam, tiếp sau là rất nhiều tổ chức quốc tế của Đức, Bỉ, Anh, Na-Uy, Hàn Quốc...
PeaceTrees Viet Nam/Cây Hòa bình Việt Nam (Mỹ), tổ chức PCPNN đầu tiên hoạt động về bom mìn tại Quảng Trị (1995)
Với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các chuyến thăm, giao lưu của nhân dân các nước đến Quảng Trị, mà nhiều người trong số đó từng là cựu binh, đã tăng cường sự kết nối, hiểu biết lẫn nhau để cùng xây nên những nhịp cầu hữu nghị, đoàn kết và ươm mầm cho sự hợp tác phát triển bền vững, dài lâu.
Hoạt động trên hiện trường của đội RENEW/NPA - Nauy
Trong suốt 28 năm qua, Quảng Trị đã huy động được hơn 200 triệu USD vốn viện trợ không hoàn từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, trong đó có khoảng 70% dành cho các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh. Cùng với rà phá nhân đạo và xử lý bom mìn lưu động, các tổ chức quốc tế đã có nhiều chương trình hỗ trợ nhân bom mìn về sinh kế và hòa nhập, giáo dục phòng tránh bom mìn cho người dân, đặc biệt là trẻ em, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên những diện tích đã rà phá. Những kết quả mang lại cho cộng động rất thiết thực và ý nghĩa với hơn 35.000 ha đất bị ô nhiễm nặng bom mìn đã được làm sạch, nhận thức của người dân về nguy cơ bom mìn đã được nâng cao, đặc biệt khi chương trình giáo dục phòng tránh bom mìn đã được đưa vào chương trình chính khóa ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, tai nạn bom mìn đã giảm nhiều, từ 70 nạn nhân mỗi năm trong giai đoạn 2006 - 2010, xuống còn 2 tai nạn trong giai đoạn 2020 - 2024. Mô hình khắc phục hậu quả bom mìn, với sự điều phối của Trung tâm hành động bom mìn cấp tỉnh, dưới sự chủ trì của UBND tỉnh Quảng Trị, được các chuyên gia quốc tế đánh giá là mô hình mẫu trong hợp tác quốc tế về hành động bom mìn nhân đạo và Quảng Trị đang phấn đấu trở thành tỉnh đầu tiên của cả nước an toàn về bom mìn sau năm 2025.
Quảng Trị cũng đã hết lòng góp sức cho hoạt động tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh (MIA) tại địa phương suốt 30 năm qua, trong nỗ lực chung hàn gắn vết thương chiến tranh, bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ của Việt Nam – Hoa Kỳ. Sự ủng hộ, hợp tác và giúp đỡ của người dân địa phương, trong đó có nhiều người vượt lên trên sự mất mát, đau thương của chính mình, với tấm lòng nhân ái, bao dung đã tích cực tham gia hỗ trợ tìm kiếm. Những hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh như thế này, vẫn đang diễn ra ở Quảng Trị, như là một cách tốt nhất để hàn gắn những vết thương trên đất đai, trên cơ thể và trong tâm hồn.
Cùng đội MIA tại Hướng Hóa
Kết nối hợp tác với các địa phương, các mảnh đất có nhiều điểm tương đồng về lịch sử như Hiroshima của Nhật Bản hay Gangwon, Changwon của Hàn Quốc là những mục tiêu mà Quảng Trị đã và đang hướng đến. Cùng chịu những đau thương, mất mát của chiến tranh, nhân dân Quảng Trị và các tỉnh kết nghĩa đều mang trong mình khát vọng hòa bình. Phát triển từ quan hệ hữu nghị nhân dân, Quảng Trị đã ký kết các chương trình, thỏa thuận hợp tác với các địa phương, cùng hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực, hướng tới tương lai tươi sáng hơn, qua đó cùng lan tỏa giá trị nhân văn cao đẹp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh tự trị đặc biệt Gangwon/Hàn Quốc (tháng 9/2023)
Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai không chỉ là điểm đến mà cả một hành trình. Trong hành trình đó, Quảng Trị đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ, động viên của nhiều đối tác, các tổ chức và bạn bè quốc tế trong nhiều năm. Qua các chuyến thăm của các Đại sứ Hoa Kỳ đến Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, Đường 9; hoạt động của Đại sứ quán Ireland cùng thắp đèn xanh cầu Hiền Lương lịch sử trên vỹ tuyến 17; hay cùng Đại sứ quán Ấn Độ nguyện cầu cho một thế giới, một sức khỏe chung, .... là những hành động, dẫu bình dị, giản đơn nhưng lại thiết thực mà Quảng Trị đang nỗ lực mỗi ngày, để hòa bình không chỉ là khát vọng.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng bắt tay đại biểu Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tại Lễ khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam (tháng 7/2020)
Hòa bình luôn là khát vọng cháy bỏng của nhân loại. Thế giới dành riêng 9 Ngày quốc tế để kỷ niệm gắn với hòa bình. Năm nay, thế giới cũng kỷ niệm 25 năm Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động về văn hóa hòa bình. Từ thông điệp toàn cầu của Liên hợp quốc khóa 78 là xây dựng lại lòng tin và thúc đẩy đoàn kết toàn cầu, với các mục tiêu phát triển bền vững hướng tới hòa bình, thịnh vượng, tiến bộ và bền vững cho tất cả mọi người, trong bối cảnh thế giới có nhiều xung đột và chiến tranh còn xảy ra ở nhiều nơi, Quảng Trị chính là nơi hội tụ cho những khát khao hòa bình và phát triển.
Lễ hội Vì Hòa Bình diễn ra tại Quảng Trị năm 2024, được kỳ vọng đáp ứng quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, đề cao vai trò của văn hóa, giá trị di sản văn hóa trong thúc đẩy bao dung, thúc đẩy đối thoại, liên kết hợp tác văn hóa, gắn kết cộng đồng, xã hội vì sự phát triển. Tôn vinh giá trị của hòa bình, nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong chung tay xây dựng nền hòa bình bền vững, thúc đẩy tinh thần chia sẻ, hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết, gắn kết người dân và hơn thế nữa là mục tiêu mà Lễ hội Vì Hòa Bình đang hướng tới.
Từ mảnh đất này, với Lễ hội Vì Hòa Bình, Quảng Trị sẽ truyền đi một thông điệp mạnh mẽ về sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình, con người Việt Nam hòa hiếu, bao dung và nhân nghĩa, Việt Nam mong muốn đóng góp vào kiến tạo và gìn giữ hòa bình, chung tay cùng bạn bè quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình, đoàn kết và phồn vinh./.
Nguồn: Bà Nguyễn Triều Thương, Giám đốc Sở Ngoại vụ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
-
Họp báo Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024
(03-06-2024) -
Hướng đến Lễ hội Vì hòa bình
(21-05-2024) -
Lãnh đạo Sở Ngoại vụ tiếp xã giao đoàn Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)
(22-04-2024) -
Lễ Khánh thành công trình trường Mầm non Triệu Thuận, huyện Triệu Phong
(19-04-2024) -
Làm việc với Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội về kế hoạch tổ chức Ngày Quốc tế Yoga năm 2024 tại Quảng Trị
(19-04-2024) -
Họp Giao ban kết quả hoạt động quý I và kế hoạch quý II/2024 dự án Hòa nhập 1 tại tỉnh Quảng Trị
(17-04-2024) -
Học bổng toàn phần bậc đại học của trường Đại học Vishwakarma/Ấn Độ
(16-04-2024)