Chi tiết tin - tin tức sự kiện - Sở Ngoại Vụ
- HOME
- ABOUT US ▼
- OVERSEA VIETNAMESE
- Văn bản sở ban hành, tiếp nhận
- Hồ sơ công việc
- Thông tin phục vụ công chức
- Thực hiện nhiêm vụ UBND tỉnh giao
- Thư điện tử công vụ
- Văn bản QPPL
- Điều ước quốc tế
- DATABASE ▼
- NEWS
- Hợp tác quốc tế
- Biên giới, biển đảo
- Thông tin đối ngoại
- Công tác PCP nước ngoài
- Lễ tân đối ngoại
- Hành lang kinh tế Đông - Tây
- Công tác lãnh sự
- Người VN ở nước ngoài
- Đối ngoại nhân dân
- Đảng, Đoàn thể
- Cải cách hành chính
Phê duyệt kết quả nghiên cứu Đề án “Hợp tác triển khai hành lang kinh tế Quảng Trị (Việt Nam) - Salavan (Lào) - Ubon Ratchathani (Thái Lan)”.
Ngày 15/10/2024, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2514/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kết quả nghiên cứu Đề án “Hợp tác triển khai hành lang kinh tế Quảng Trị (Việt Nam) - Salavan (Lào) - Ubon Ratchathani (Thái Lan)” do Sở Ngoại vụ chủ trì thực hiện. Kết quả nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng định hướng hợp tác phát triển kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch giữa các địa phương, quốc gia trong Hành lang kinh tế Quảng Trị (Việt Nam) - Salavan (Lào) - Ubon Ratchathani (Thái Lan) (gọi tắt là hành lang PARA-EWEC) nhằm khai thác lợ thế mỗi bên và phát triển hài hòa lợi ích của mỗi nước; đón đầu và chuẩn bị trước các điều kiện cần thiết để khai thác các công trình kết nối hạ tầng đang và sẽ được ba nước Thái Lan, Lào và Việt Nam triển khai.
Trước đó, vào ngày 14/05/2024, tại Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Viện nghiên cứu Phát triển bền vững vùng tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu Đề án “Hợp tác triển khai hành lang kinh tế Quảng Trị (Việt Nam) - Salavan (Lào) - Ubon Ratchathani (Thái Lan)”. Theo đó, đồng chí Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh: Quảng Trị là địa phương nằm ở trung tâm ngã ba Đông Dương, theo trục dọc tiếp giáp vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung và theo trục ngang là điểm đầu tiên tiếp giáp vùng biển Thái Bình Dương trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và là địa phương làm cầu nối quan trọng trong chiến lược liên vùng nội địa và liên vùng quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến Hành lang kinh tế PARA-EWEC được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh. chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở ý kiến trao đổi của các Sở, ban ngành liên quan, Sở Ngoại vụ đã chủ trì, phối hợp với Viện nghiên cứu Phát triển bền vững vùng hoàn thiện đề án và trình UBND tỉnh phê duyệt Kết quả nghiên cứu Đề án “Hợp tác triển khai hành lang kinh tế Quảng Trị (Việt Nam) – Salavan (Lào) – Ubon Ratchathani (Thái Lan)”.
Kết quả nghiên cứu gồm 02 nội dung chính: Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển hành lang PARA-EWEC và nhóm các giải pháp thực hiện. Về định hướng, kết quả nghiên cứu tập trung vào việc tạo dựng các tiền đề quan trọng để tuyến hành lang giao thông PARA-EWEC hoạt động thông suốt, hiệu quả, trở thành tuyến hành lang có kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại, tạo động lực thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế xã hội giữa các địa phương dọc Hành lang của ba nước Thái Lan - Lào - Việt Nam, tạo hiệu ứng lan toả đến phát triển kinh tế xã hội của cả ba quốc gia. Bên cạnh đó, phối hợp với việc hình thành một số cực tăng trưởng trên hành lang, bao gồm: (i) các khu cửa khẩu (ii) các đô thị đã hình thành (iii) các điểm kết nối chính; (iv) các đầu mối hạ tầng (cảng và sân bay). Phát triển hình thành khu, cụm kinh tế gắn với các cực tăng trưởng. Hình thành mạng lưới đô thị của PARA-EWEC, bảo đảm tính kết nối cao giữa các đô thị với các đô thị vùng và khu vực nông thôn; xây dựng một số đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia kết nối với khu vực và quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển các vùng phụ cận, khu vực nông thôn. Xây dựng các vùng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, gắn với đô thị hoá.
Từ các định hướng lớn, kết quả nghiên cứu vạch ra các chương trình, đề án, hoạt động hợp tác cụ thể, trong đó đẩy mạnh hoàn thiện khung hạ tầng kỹ thuật được chú trọng hàng đầu. Trên lãnh thổ Việt Nam (tỉnh Quảng Trị), thúc đẩy việc nâng cấp, cải tạo quốc lộ 15D từ cảng Mỹ Thủy đến cửa khẩu quốc tế La Lay. Đồng thời, thúc đẩy đầu tư xây dựng cảng biển Mỹ Thủy; Đầu tư xây dựng sân bay Quảng Trị; Đầu tư xây dựng Cảng Cửa Việt Gio Linh. Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tại khu vực trung tâm cửa khẩu quốc tế La Lay (Giai đoạn 2); Xây dựng Trung tâm Logistics cửa khẩu quốc tế La Lay; Xây dựng Trung tâm dịch vụ biên mậu cửa khẩu quốc tế La Lay; Nghiên cứu, xây dựng cảng cạn tại cửa khẩu quốc tế La Lay; Xây dựng Kho ngoại quan tại cửa khẩu quốc tế La Lay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng đưa ra một số nhiệm vụ quan trọng khác như: Nghiên cứu, quy hoạch và xây dựng các trung tâm logistics, hạ tầng kho bãi tại các cửa khẩu quốc tế, các đầu mối giao thông và trọng điểm về công nghiệp; Xây dựng quy hoạch, triển khai nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông thôn, bảo đảm kết nối nông thôn - đô thị; Quy hoạch, phát triển hạ tầng thủy lợi khắc phục cơ bản tình trạng thiếu nước hoặc ngập úng tại một số khu vực nông thôn và đô thị lớn trên tuyến Hành lang PARA-EWEC; Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn các cửa khẩu.
Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất các giải pháp thực hiện, cụ thể: Về nhóm giải pháp huy động vốn đầu tư, trên cơ sở thống nhất về định hướng và chiến lược phát triển giữa các địa phương, quốc gia dọc Hành lang PARA-EWEC, nghiên cứu tiền khả thi để xác định nhu cầu vốn đầu tư theo các hạng mục giao thông, hạ tầng thiết yếu dọc tuyến, phát triển các đô thị, phát triển các cửa khẩu…, làm cơ sở để xác định cụ thể các giải pháp huy động vốn đầu tư với từng hạng mục trên hành lang kinh tế. Trước mắt, Đề án tạm thời xác định một số giải pháp chung cho huy động vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn từ khu vực tư nhân trong nước hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn ODA, vốn vay ưu đãi... Đồng thời, phối hợp thực hiện các nhóm giải pháp: về cơ chế, chính sách; về phát triển nguồn nhân lực; về hợp tác quốc tế; Đẩy mạnh hợp tác giữa ba quốc gia và các địa phương thuộc Hành lang để khai thác nguồn “tài chính xanh” cho bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Tận dụng các hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển để thúc đẩy quá trình “chuyển đổi xanh” kinh tế, xã hội và kết cấu hạ tầng; Tăng cường hợp tác và thu hút các nguồn lực để đầu tư, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước; phát triển thuỷ lợi, nâng cao khả năng tưới, tiêu nước cho các vùng thường xuyên bị thiếu nước, hạn hán, úng ngập nặng; Chú trọng hợp tác giữa ba quốc gia và các địa phương thuộc Hành lang về các vấn đề môi trường xuyên biên giới như bảo vệ môi trường nước, kiểm soát săn bắt, buôn bán động thực vật hoang dã trái phép và sinh vật ngoại lai xâm hại; Tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh khu vực biên giới của ba quốc gia; tăng cường cơ chế chia sẻ thông tin, phòng chống tội phạm và buôn lậu.
Nguồn: BGLS
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn