Chi tiết tin - tin tức sự kiện - Sở Ngoại Vụ
- HOME
- ABOUT US ▼
- OVERSEA VIETNAMESE
- Văn bản sở ban hành, tiếp nhận
- Hồ sơ công việc
- Thông tin phục vụ công chức
- Thực hiện nhiêm vụ UBND tỉnh giao
- Thư điện tử công vụ
- Văn bản QPPL
- Điều ước quốc tế
- DATABASE ▼
- NEWS
- Hợp tác quốc tế
- Biên giới, biển đảo
- Thông tin đối ngoại
- Công tác PCP nước ngoài
- Lễ tân đối ngoại
- Hành lang kinh tế Đông - Tây
- Công tác lãnh sự
- Người VN ở nước ngoài
- Đối ngoại nhân dân
- Đảng, Đoàn thể
- Cải cách hành chính
Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Chương trình 504) ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và định hướng nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025
Sáng ngày 17.2.2022, tại Trung tâm hội nghị quốc tế -Số 11 đường Lê Hồng Phong, Tp Hà Nội đã diễn ra Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và định hướng nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025.
Đến tham dự Hội nghị có đ/c Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ quốc gia KPHQBM và chất độc hóa học sau chiến tranh; Đ/c Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng Ban thường trực BCĐQG KPHQBM và chất độc hóa học sau chiến tranh.
Đ/c Phạm Minh chính - Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ - Trưởng BCĐ quốc gia KPHQBM
và chất độc hóa học sau chiến tranh
Đồng chí Phạm Minh chính đã gửi lời cám ơn đến các đối tác quốc tế đã đóng góp vào công cuộc khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam. Ông khẳng định mối đe dọa của bom mìn vật nổ sau chiến tranh vẫn còn hiện hữu và các rủi ro này vẫn đang cản trở sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. Chính vì thế mà Việt Nam đã chủ động thực hiện các chương trình khắc phục hậu quả chiến tranh nhằm tạo điều kiện để ổn định đời sống người dân, thể hiện tính nhân văn cao cả và qua đó góp phần hàn gắn vết thương để lại sau chiến tranh.
Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình 504 đã có nhiều kết quả tích cực. Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đánh giá cao hiệu quả công tác khắc phục hậu quả bom mìn tại tỉnh Quảng Trị, nhằm góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh cho nạn nhân và thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới. Thủ tướng đã rất ấn tượng với cách làm tại tỉnh Quảng Trị trong đó đề cao mô hình BCĐ khắc phục hậu quả bom mìn, Trung tâm Hành động bom mìn QTMAC và đội rà phá bom mìn nữ tại Quảng Trị.
Cũng tại hội nghị này, Đ/c Hoàng Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng BCĐ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tỉnh Quảng Trị đã tham dự và có bài phát biểu về Nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn của tỉnh Quảng Trị.
Đ/c Hoàng Nam - PCT UBND tỉnh Quảng Trị - Trưởng BCĐ Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tỉnh Quảng Trị
phát biểu tại Hội nghị
Bên cạnh việc bày tỏ sự thống nhất cao với Báo cáo sơ kết 10 năm thực hiện chương trình hành động quốc gia về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, Đồng chí Hoàng Nam cho biết, Quảng Trị là tỉnh thuần nông, nhiều vùng đất được mệnh danh là “đất chết” do ô nhiễm bom mìn nay đã hồi sinh. Đến nay, các chương trình, dự án đã rà phá trên 25.000 ha đất bị ô nhiễm bom mìn nặng; phát hiện và xử lý an toàn trên 765.000 bom mìn và vật liệu nổ; hỗ trợ hàng nghìn nạn nhân bom mìn; nâng cao nhân thức về nguy hiểm bom mìn cho hầu hết người dân và học sinh trong toàn tỉnh, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên giáo dục phòng tránh bom mìn đã được đưa vào trường học ngay từ bậc tiểu học.
Ngoài ra, gần 1.000 nhân viên kỹ thuật địa phương được đào tạo và trang cấp thiết bị, phương tiện hiện đại, trong đó có nhiều đội nữ rà phá bom mìn được Truyền hình quân đội đặt tên là “hoa xương rồng trên cát” đang là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh giải quyết hậu quả bom mìn một cách bền vững.
Đồng chí Hoàng Nam đã thông tin thêm: Chỉ tính riêng 10 năm triển khai Chương trình hành động khắc phục hậu quả bom mìn quốc gia (504), bên cạnh ngân sách nhà nước hỗ trợ, tỉnh Quảng Trị đã tích cực xúc tiến, vận động được 109 dự án viện trợ không hoàn lại cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh với tổng kinh phí đạt hơn 110 triệu USD, tương đương 2.530 tỷ đồng từ các nhà tài trợ như Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Cơ quan phát triển Quốc tế Anh, Bộ Ngoại giao Na Uy, Bộ Ngoại giao Đức, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ và một số tổ chức, cá nhân khác.
Có thể thấy rằng, thành công của công tác khắc phục hậu quả bom mìn tỉnh Quảng Trị là tổng hòa của nguồn lực bên trong và bên ngoài dưới sự chỉ đạo, điều phối của BCĐ khắc phục hậu quả bom mìn tỉnh Quảng Trị nhằm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch cụ thể đề ra trong từng giai đoạn.
Hướng đến mục tiêu sau năm 2025, Quảng Trị dự kiến sẽ là tỉnh đầu tiên trong cả nước “an toàn” không chịu tác động của bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh. Với mục tiêu này, không có nghĩa là tất cả bom mìn được rà phá hết, mà hướng đến việc hoàn thành khảo sát, lập bản đồ các khu vực nghi bị ô nhiễm bom mìn, 100% người dân được trang bị kiến thức và được cung cấp các hỗ trợ để sống và làm việc an toàn, không xảy ra các tai nạn bom mìn. Các loại bom mìn nguy hiểm nhất đều được xử lý. Các khu vực ô nhiễm bom mìn cao có nhu cầu sử dụng đất được rà sạch. Các khu vực còn lại được kiểm soát và xử lý theo thứ tự ưu tiên.
Việc xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro cấp tỉnh trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn khi phát hiện bom mìn, vật nổ, đồng thời chuẩn bị nguồn nhân lực trình độ cao, trang thiết bị, công nghệ và chuyển giao công nghệ đang là một ưu tiên trong chiến lược hành động bom mìn của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn tiếp theo để tiếp tục triển khai hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng bền vững, nhất là khi các dự án viện trợ nhân đạo nước ngoài giảm và kết thúc hoạt động trên địa bàn.
Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự hướng dẫn, hỗ trợ, ủng hộ của các bộ ngành TW, sự giúp đỡ của các nhà tài trợ và sự hợp tác chặt chẽ của các tổ chức hành động bom mìn trong và ngoài nước, tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục phát huy sự thành công của công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trong giai đoạn 2010-2020 để hướng tới các mục tiêu bền vững, hướng tới xây dựng thành công mô hình “tỉnh an toàn” trong giai đoạn tới.
Nguồn tin: TTPVĐN
Những tin mới hơn
-
Sở Ngoại vụ hợp tác triển khai dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” tại Quảng Trị
(15-02-2022) -
UBND tỉnh và KOICA Việt Nam ký kết Biên bản thảo luận về dự án Xây dựng Trung tâm Bảo trợ xã hội và Phục hồi chức năng cho người khuyết tật tỉnh Quảng Trị
(14-01-2022)
Những tin cũ hơn
-
Sở Ngoại vụ Quảng Trị khâu nối hợp tác giữa tổ chức Quý Dariu Foundation/Thụy Sỹ và Sở Giáo dục & Đào tạo về các chương trình hợp tác phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
(15-12-2021) -
Tọa đàm trực tuyến giữa tỉnh Quảng Trị và bang Manipur (Ấn Độ) - Mở ra cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư mới trên Hành lang kinh tế Đông - Tây
(04-12-2021) -
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị thăm và làm việc với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Hà Nội về dự án Trung tâm Bảo trợ xã hội và Phục hồi chức năng cho người khuyết tật tỉnh Quảng Trị”
(07-11-2021) -
Sở Ngoại vụ họp trực tuyến kết nối hợp tác với tổ chức The Dariu Foundation Việt Nam (Thụy Sỹ)
(04-11-2021) -
Sở Ngoại vụ Quảng Trị tham gia Tọa đàm xúc tiến, thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp của Việt Nam và Liên bang Nga
(28-10-2021) -
Thông báo đăng ký tham dự Hội nghị trực tuyến Thương mại và Đầu tư Bangladesh
(30-09-2021) -
Thông báo tham dự Triển lãm thế giới EXPO 2020 Dubai, UAE
(10-09-2021)